Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế

Giải quyết tranh chấp hợp đồng là phương thức xác định quyền, nghĩa vụ của các bên theo thỏa thuận tại hợp đồng và quy định pháp luật. Khi tranh chấp phát sinh, nếu các bên không thể thương lượng, đàm phán giải quyết mâu thuẫn thì việc giải quyết tranh chấp hợp đồng được quyền yêu cầu Tòa án, Trọng tài thương mại giải quyết theo thủ tục khởi kiện. Cách thức giải quyết tranh chấp hợp đồng hiệu quả Luật sư Trí Nam nhận định nguyên nhân phát sinh tranh chấp hợp đồng xuất phát từ việc: (i) Một là các bên cho rằng đối tác thực hiện không đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận; (ii) Hai là các bên cho rằng thỏa thuận đã ký không có giá trị hoặc không công bằng cần phải điều chỉnh trước khi thực hiện hoặc thực hiện tiếp; (iii) Ba là các bên vì một lý do nào đó mà cố ý hoặc vô ý vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hợp đồng. Hoặc có thể có thêm nhiều nguyên nhân khác như nguyên nhân khách quan từ sự kiện bất khả kháng, từ quyết định của cơ quan nhà nước.
Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng, căn cứ và vị thế của các bên tranh chấp mà hướng giải quyết cũng khác nhau. Bởi tranh chấp không đơn thuần đến từ các bên có quyền, nghĩa vụ đối lập mà có thể xảy ra đối với các bên cùng vai trò trong hợp đồng kinh tế. Cụ thể: ✔ Đối với tranh chấp hợp đồng giữa các bên có cùng nghĩa vụ thỏa thuận trong hợp đồng ví dụ: Hợp đồng góp vốn thành lập công ty, các bên liên kết với vai trò là bên bán/ bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ,... Tranh chấp hợp đồng trong trường hợp này là mâu thuẫn trong việc không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng một nghĩa vụ thỏa thuận tại hợp đồng dẫn đến bất đồng trong phần quyền lợi được hưởng hoặc được ghi nhận. Các bên không hướng tới chấm dứt hợp đồng mà đa phần chỉ mong muốn công bằng và hợp lý. Hướng giải quyết phải ưu tiên đàm phán lại hoặc ghi nhận lại đúng nghĩa vụ và quyền của các bên để hài hòa lợi ích và hướng tới ý chí tiếp tục thực hiện hợp đồng. ✔ Đối với tranh chấp hợp đồng giữa các bên có nghĩa vụ đối lập ví dụ: Bên bán và bên mua trong hợp đồng mua bán hàng hóa, bên thuê nhà và bên cho thuê nhà trong hợp đồng thuê nhà, bên cho vay và bên vay trong hợp đồng tín dụng, bên thi công và bên chủ đầu tư trong hợp đồng xây dựng,... + Tranh chấp hợp đồng trường hợp này là mẫu thuẫn trong việc bên có quyền thì muốn được đảm bảo nhiều quyền lợi hơn, bên có nghĩa vụ thì muốn giảm thiểu tối đa các nghĩa vụ phải thực hiện dẫn đến ý chí tạm dừng hợp đồng, chấm dứt hợp đồng được ưu tiên xem xét. Hướng giải quyết tranh chấp hợp đồng dạng này phải ưu tiên xác định đúng, đủ quyền và nghĩa vụ của các bên dựa trên căn cứ: (i) Hợp đồng có vô hiệu không? Thỏa thuận có hiệu lực không? (ii) Tổng nghĩa vụ của mỗi bên theo thỏa thuận hợp đồng và theo quy định pháp luật? Từ việc xác định rõ nghĩa vụ các bên sử dụng căn cứ này để đàm phán thương lượng hiệu quả, khởi kiện tranh chấp là lựa chọn cuối cùng được tính đến. + Dạng tranh chấp hợp đồng phổ biến nhất là tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa. Thông thường khi tranh chấp, bên bán sẽ muốn đòi được nhiều tiền hơn, bên mua muốn thanh toán ít tiền nhất, các bên đều có lý do để thấy rằng mình thực hiện đúng nghĩa vụ, yêu cầu của bên đối phương là không công bằng, là trái pháp luật. Do vậy, vai trò của Luật sư sẽ rất quan trọng trong việc tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng. Bởi luật sư biết được: (i) Lập luận nào được sử dụng để khởi kiện tranh chấp; (ii) Căn cứ nào vô hiệu và không có hiệu lực nên cần hạn chế đối đáp, thương lượng; (iii) Xác định hậu quả pháp lý nếu việc thương lượng không thành công. Từ đó việc thuyết phục đối tác sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.
Liên hệ Luật sư gọi 0904.588.557 - 0934.345.745 Yêu cầu được Luật sư đề xuất trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế ✔ Yêu cầu đối tác thực hiện nghĩa vụ thanh toán, nghĩa vụ trả các khoản nợ đến hạn hoặc thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng đã ký ✔ Yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra. ✔ Yêu cầu chịu phạt hợp đồng theo đúng thỏa thuận ghi nhận. ✔ Yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng theo đúng cam kết. Bốn yêu cầu trên là những vấn đề pháp lý quan trọng nhất trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng. Với kinh nghiệm thực hiện dịch vụ luật sư lâu năm các luật sư Luật Trí Nam luôn xây dựng phương thức bào chữa hợp lý đảm bảo đạt được kết quả đã cam kết. Kinh nghiệm chuẩn bị tài liệu, chứng cứ giải quyết tranh chấp ✔ Giải quyết tranh chấp hợp đồng theo phương thức nào theo Luật sư cũng cần làm rõ tài liệu, chứng cứ có trong vụ án. Đây là vấn đề quan trọng nhất quyết định việc: (+) Đàm phán thì ai có lợi; (+) Khởi kiện thì ai bị phạt, bị bồi thường; (+) Thi hành bán ản của Tòa án, phán quyết của Trọng tài có thi hành được không? ✔ Thông thường tranh chấp phát sinh là do các bên cho rằng bên kia vi phạm nghĩa vụ thỏa thuận theo hợp đồng nên chuẩn bị chứng cứ phải làm rõ được việc: (+) Thứ nhất, thỏa thuận mà bạn cho rằng đối tác vi phạm đó có được công nhận không, có bị vô hiệu không; (+) Thứ hai, nghĩa vụ đó có đang bị tạm ngừng thực hiện, hoặc bên vi phạm có thuộc trường hợp miễn nghĩa vụ không; (+) Thứ ba, có hành vi vi phạm không. Khi chứng cứ đã mạnh, thì phương thức giải quyết nào bạn cũng nắm lợi thế cả. Tại Luật Trí Nam có nhiều luật sư giỏi, uy tín luôn đảm bảo hỗ trợ tận tâm cho thân chủ khi được mời đại diện giải quyết tranh chấp hợp đồng. Kinh nghiệm chuẩn bị thông tin, tài liệu trước đàm phán Theo luật sư Trí Nam ngoại trừ việc các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài thì thời gian khởi kiện tranh chấp có thể chỉ 4 – 6 tháng là xong. Đối vụ vụ việc giải quyết tại Tòa án thì thông thường phải mất 9 – 12 tháng hoặc lâu hơn đối với các vụ án có nhiều tình tiết phức tạp hoặc do bị đơn cố tình chốn tránh nghĩa vụ đến Tòa. Do đó thương lượng đàm phán là biện pháp ưu tiên áp dụng. Khi đại diện khách hàng đi yêu cầu thanh toán nợ quá hạn Luật sư thấy rằng các lỗi đàm phán sai thường gặp như sau: ✔ Người đàm phán không nắm được thông tin vụ việc ✔ Người đàm phán không nắm được quy định pháp luật bắt buộc bên nợ phải thanh toán tiền nợ ✔ Người đàm phán không xác định được giá trị pháp lý của các tài liệu, thỏa thuận đã ký giữa hai bên ✔ Người đàm phán không nắm được các rủi ro pháp lý bên nợ phải gánh chịu nếu bị khởi kiện đòi nợ. Những điểm này khiến cho người đám phán mất lợi thế từ đó khó thuyết phục đối tác chấp nhận yêu cầu trả trước một phần công nợ. Danh sách các giấy tờ thường gửi trước khi khởi kiện tranh chấp hợp đồng Theo kinh nghiệm của Luật sư thì trước khi khởi kiện công ty bạn có càng nhiều tài liệu chứng minh bên khởi kiện hiện không vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng, bên khởi kiện có quyền đòi nợ, nó giúp hạn chế sự phủ nhận khoản nợ, hoặc phải đối đáp làm rõ các khoản nợ trong quá trình giải quyết tranh chấp. Các tài liệu cần tạo lập và ký kết bao gồm: ✔ Về chất lượng hàng hóa, dịch vụ + Biên bản nghiệm thu chất lượng + Biên bản bào giao hàng hóa, hóa đơn ✔ Về khoản nợ chậm trả + Biên bản đối chiếu, xác nhận công nợ + Giấy đòi nợ + Thông báo nghĩa vụ trả nợ + Thông báo khởi kiện đòi nợ ✔ Về công văn thông báo: Tổng hợp các nội dung công văn, thông báo giữa hai bên Thực tế rất ít các công ty khởi kiện đòi nợ đối tác của mình nếu vẫn mong muốn duy trì mối quan hệ làm ăn. Do đó có những khoản công nợ được các bên thỏa thuận cho đối tác chậm trả đến 5, 6 năm. Việc phòng tránh việc hết thời hiệu khởi kiện sẽ dựa trên phân tích về thời điểm quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm mà Luật sư Trí Nam đã nói. Doanh nghiệp bạn sẽ cần đối tác xác định lại thời gian trả nợ qua một hình thức thông báo được các bên thỏa thuận trong hợp đồng bao gồm: Thông báo bằng văn bản, thông báo bằng email, hoặc một hình thức hợp pháp khác.
Vai trò của luật sư trong việc trợ giúp giải quyết tranh chấp hợp đồng Kinh nghiệm thực hiện vai trò luật sư bào chữa, Luật Trí Nam nhận thấy quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng luôn cần người có am hiểu pháp luật triển khai theo một kế hoạch chi tiết từ khâu đàm phán, thương lượng đến khi khởi kiện tranh chấp tại Tòa án. Luật sư sẽ giúp bạn những vấn đề pháp lý sau: ✔ Thứ nhất là kiểm tra hiệu lực của hợp đồng kinh tế, đánh giá các chứng cứ tài liệu liên quan ảnh hưởng đến giá trị hợp đồng và nghĩa vụ phải làm của các bên theo thỏa thuận hợp đồng. Điều này là quan trọng bởi + Hợp đồng vô hiệu không làm phát sinh nghĩa vụ giữa các bên. + Phụ lục hợp đồng vô hiệu, điều khoản hợp đồng vô hiệu có thể làm hợp đồng chính vô hiệu. + Điều khoản hợp đồng không có khả năng thực hiện, hoặc được giao kết không tự nguyện không có giá trị bắt buộc thực hiện. ✔ Thứ hai là kiện toàn cơ sở pháp lý bao gồm cả tra cứu nguồn án lệ để xác định đúng, xác định đủ các yêu cầu buộc đối tác thực hiện. Đây cũng là cơ sở quan trọng để giúp khách hàng thắng kiện khi giải quyết tranh chấp. ✔ Thứ ba là vận dụng linh hoạt khả năng đối đáp, ứng biến của Luật sư để giải quyết nhanh, chốt nhanh các điểm có lợi trong bước đàm phán, thương lượng tranh chấp hợp đồng trước khởi kiện. Các thỏa thuận mới được các bên thừa nhận là căn cứ hợp pháp và có giá trị tương đương với các tài liệu, chứng cứ hiện có. ✔ Thứ tư luật sư luôn triển khai công việc tận tâm, nên luôn đóng vai trò là điểm tựa pháp lý và người đưa ra các phương án hạn chế các mâu thuẫn phát sinh về mặt xã hội cho khách hàng trong toàn bộ quy trình giải quyết tranh chấp hợp đồng. Những chia sẻ nói trên đồng thời là các nội dung Luật sư sẽ triển khai khi được mời đại diện giải quyết tranh chấp hợp đông kinh tế cho khách hàng. Chúng tôi rất mong nhận được yêu cầu từ Quý vị qua số điện thoại 0904.588.557 - 0934.345.745 Email: hanoi@luattrinam.vn Kinh nghiệm của Luật sư công ty Luật Trí Nam trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế ✔ Vụ án kinh tế tranh chấp về hợp đồng thi công xây dựng nhà xưởng Giải quyết 04 vụ án tại KCN Đồng Văn I tỉnh Hà Nam, Cụm công nghiệp Hợp Thịnh Bắc Giang, Xã Hoài Đức Thành Phố Hà Nội và ✔ Vụ án kinh tế tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa Giải quyết 12 vụ án trong đó 01 vụ án thuộc Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, 11 vụ án còn lại giải quyết tại TAND cấp quận/ huyện thuộc thành phố Hà Nội, Tỉnh Bắc Ninh, Tỉnh Hải Dương, Tỉnh Vĩnh Phúc và Tỉnh Thái Bình. ✔ Vụ án kinh tế tranh chấp về hợp đồng sản xuất, gia công hàng hóa Giải quyết 02 vụ án tại TAND thành phố Thái Bình, TAND tỉnh Thái Nguyên. ✔ Vụ án kinh tế yêu cầu trả nợ theo thỏa thuận hợp đồng Giải quyết 09 vụ án tại TAND quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng và TAND thành phố thuộc thành phố Hà Nội ✔ Vụ án kinh tế, dân sự khởi kiện đòi nợ theo hợp đồng Giải quyết 05 vụ án tại TAND quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng thuộc thành phố Hà Nội ✔ Vụ án lao động, dân sự, đất đai khác Giải quyết 01 vụ án lao động về tranh chấp lao động tập thể tại Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai thành phố Hà Nội và trên 30 vụ án dân sự cho khách hàng là cá nhân liên quan đến thủ tục ly hôn, khởi kiện phân chia tài sản thừa kế và tranh chấp đất đai. Các vụ án được Luật sư thực hiện trọn gói từ quá trình đàm phán, thương lượng ban đầu để hoàn thiện hồ sơ khởi kiện, giúp tập hợp những chứng cứ có lợi nhất để đưa được yêu cầu khởi kiện rộng nhất. Công việc được Luật sư triển khai trọn gói đến khi Vụ án giải quyết xong thủ tục xét xử phúc thẩm tại TAND tỉnh, thành phố đồng thời thực hiện thủ tục yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại. Tham khảo thêm; Khởi kiện tranh chấp hợp đồng Vì vậy ngay hôm nay Quý khách hàng hãy liên hệ dịch vụ luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất. Thông tin liên hệ Điện thoại: 0904.588.557 - 0934.345.745 Email: hanoi@luattrinam.vn

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Luật Trí Nam

Chi phí dịch vụ thành lập công ty trọn gói mới nhất 2022

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU